Bị mụn không chỉ gây đau, sưng tấy mà còn làm mất đi tính thẩm mỹ trên khuôn mặt. Bởi vậy nhiều người lựa chọn tự nặn mụn tại nhà. Tuy nhiên nặn mụn sai cách có thể làm da mặt thêm nhạy cảm, tổn thương với những vết thâm trên da. Vậy đâu là cách nặn mụn không để lại sẹo rỗ? Cùng Doctor Scar tìm hiểu nhé!
3 loại mụn gây sẹo rỗ để lại thâm nếu không nặn đúng cách
Đôi khi bạn sẽ cảm thấy thật phiền toái và mất tự tin khi trên mặt xuất hiện các đốm mụn. Để nhanh chóng “triệt tiêu” những chiếc mụn xấu xí này, trước hết hãy cùng tìm hiểu về một số các loại mụn thường xuyên xuất hiện trên da.
Có rất nhiều loại mụn khác nhau, tuy nhiên một số loại chủ yếu có thể xuất hiện trên da mặt như:
Mụn trứng cá
Đây là loại mụn rất phổ biến với làn da sống trong khí hậu nhiệt đới như nước ta Mụn trứng cá là một dạng mụn mức độ nhẹ và dễ điều trị. Bạn có thể tự sử dụng các liệu trình điều trị mụn đơn giản hoặc thường xuyên chăm sóc làm sạch da. Tuy nhiên cũng cần chú ý, tránh để mụn bị nhiễm khuẩn, dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn như mụn bọc, mụn mủ, sẹo mụn, sẹo thâm..
Mụn đầu đen
Mụn đầu đen là một dạng của mụn trứng cá có kích thước nhỏ và nhân đen trồi trên da. Nguyên nhân gây nên mụn là do lỗ nang lông bị bít tắc bởi các bã nhờn, bụi bẩn và các tế bào chết. Nhân mụn đẩy lên bề mặt da sẽ bị oxy hoá và chuyển sang màu đen sậm. Mụn thường xuất hiện ở khu vực chữ T nhiều tuyến bã nhờn như: Cằm, mũi, trán, hai bên má. Nếu không lấy nhân mụn đúng cách có thể dẫn đến tình trạng da bị sỉn màu, lâu dần hình thành các sẹo ice pick gây mất thẩm mỹ.
5 câu hỏi từ chuyên gia da liễu giúp bạn tìm được phương pháp trị sẹo phù hợp
Mụn bọc, mụn mủ
Mụn bọc, mụn mủ là kết quả của quá trình bị viêm nhiễm trên bề mặt da. Mụn trứng cá khi không được điều trị sớm đã bị vi khuẩn Propionibacterium acnes tấn công và trở thành mụn bọc. Kích thước của mụn khá lớn và sưng đỏ, mang lại cảm giác đau nhức, khó chịu.
Ngoài ra còn có một số loại mụn tương đối nghiêm trọng gây đau nhức như u nang, mụn đinh râu, mụn viêm,... Nếu ở trong tình trạng nặng, các loại mụn này sẽ làm da mặt bị tổn thương và để lại những vết sẹo, thâm mất thẩm mỹ.
Bạn có thể tự xử lý những mụn chưa ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không nặn đúng cách, rất có thể bạn sẽ gặp phải hậu quả là những vết thâm rỗ xấu xí, sẹo lõm
Bạn nên lưu ý các mụn sau cần chú ý khi nặng và điều trị:
- Mụn bọc, mụn viêm, đặc biệt là mu nang
- Mụn có dấu hiệu nghiêm trọng khiến bạn cảm thấy sưng đau vùng quanh mụn.
- Mụn tập trung thành mảng lớn hay còn gọi là mụn viêm. Dạng mụn này mặc dù có thể nhìn thấy được nhân mụn khô đen. Nhưng tốt nhất, bạn vẫn nên đến các trung tâm da liễu để được khám và điều trị
Tham khảo thêm: 3 Nguyên nhân gây sẹo rỗ càng biết sớm sẹo rỗ càng tránh xa
Thời điểm nặn mụn hiệu quả
Tùy vào tình trạng của nốt mụn như mụn bọc nhân to hay nhỏ mà bạn có thể quyết định nặn. Thông thường, đối với mụn nhỏ sẽ mất khoảng thời gian từ 2 đến 3 tuần để đợi cồi mụn khô. Thời gian sẽ dài hơn từ 3 – 4 đối với mụn to để bạn có thể loại bỏ mụn một cách an toàn nhất
Những trường hợp nặng như mụn viêm mủ, mụn bọc ẩn, mụn đinh râu,... thì không nên tự ý nặn nhé!
Thời điểm thích hợp để nặn mụn nên vào buổi tối trước khi đi ngủ và sau khi đã làm sạch lỗ chân lông. Bởi khi da mặt đã tẩy trang và xông hơi sẽ tạo điều kiện thuận lợi để bạn lấy nhân mụn một cách dễ dàng hơn. Đồng thời, giấc ngủ dài sẽ giúp làn da được nghỉ ngơi và phục hồi nhanh chóng.
7 bước nặn mụn không để lại sẹo rỗ, thâm lõm
Nặn mụn không hề đơn giản bởi nếu để sót nhân, mụn sẽ tiếp tục phát triển và hình thành mụn mới. Thêm vào đó, việc không tuân thủ các bước nặn mụn đúng cách hay không rửa tay khi nặn mụn,... Rất có thể làm cho tình trạng của da càng tồi tệ hơn.
Do đó, cần lưu ý thực hiện các bước nặn mụn đúng cách được chia sẻ dưới đây:
Sau đây Doctor Scar sẽ hướng dẫn bạn cách nặn mụn không để lại sẹo rỗ đúng chỉ với 7 bước đơn giản mà các bạn nên bỏ túi:
Bước 1: Xác định loại mụn cần nặn đã chín và thấy nhân mụn chưa?
Chỉ nên xử lý đối với các nốt mụn đã chín, không sưng đau hay vẫn đang viêm và nhiều mủ trắng. Chú ý nặn mụn vào buổi tối để da có thời gian làm lành vết thương.
Bước 2: Làm giãn nở lỗ chân lông
Đây là bước cực kỳ quan trọng giúp ngăn cản vi khuẩn xâm nhập sau khi nặn mụn xong. Bạn nên làm sạch da với nước tẩy trang và toner. Sau đó rửa lại với nước rửa mặt và đừng quên massage để da co giãn và làm thông thoáng lỗng chân.
Bước tiếp theo là xông hơi hoặc dùng khăn ấm chườm lên da từ 2 – 3 phút. Lỗ chân lông thoáng sẽ tạo điều kiện đẩy nhân mụn ra ngoài một cách dễ dàng.
Bước 3: Làm sạch vùng da chuẩn bị nặn mụn
Làm sạch da mụn với bông tẩy trang chứa cồn pha loãng. Bước này nhằm đảm bảo tuyệt đối không để bụi bẩn bám lên mụn sau khi nặn.
Bước 4: Khử trùng các dụng cụ nặn mụn
Bước này có thể sẽ nhiều bạn quên mất mà bỏ qua. Nhưng hãy nhớ vấn đề vệ sinh luôn đặt lên hàng đầu. Bạn nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch cồn rửa tay. Đối với dụng cụ nặn mụn, nên hơ qua lửa hoặc lau sạch bằng dung dịch sát khuẩn sát khuẩn.
Bước 5: Tiến hành nặn mụn
Đây là một trong những bước cực kỳ quan trọng trong cách nặn mụn không để lại sẹo rỗ. Nếu sử dụng cây nặn mụn, bạn hãy nhấn nhẹ dụng cụ xung quanh mụn theo chiều ngược mọc lông. Chú ý lấy hết nhân mụn để tránh mụn tiếp tục phát triển và hình thành mụn mới.
Nếu dùng tay, bạn chú ý lấy hai đầu ngón tay ấn nhẹ vùng quanh nốt mụn và dồn lực vào chân mụn một cách dứt khoát. Đối với những nốt mụn có chân sâu thì hãy kiên nhẫn đẩy nhẹ để nhân mụn xuất hiện và trồi lên da cho đến khi thấy hết gốc mụn.
Nếu dùng tay để nặn, hãy dùng hai đầu ngón tay nặn khu vực xung quanh nốt mụn. Lực dồn vào chân mụn để ấn dứt khoát. Nếu mụn có chân mụn sâu. Hãy đẩy mụn nhẹ nhàng để nhân mụn xuất hiện và trồi lên da đến khi thấy gốc mụn.
Khi cồi đã trồi lên, hãy gạt nhẹ nhân mụn ra khỏi da bằng tăm bông sạch.
Bước 6: Vệ sinh lại vùng da mụn vừa nặn
Sau khi lấy được nhân mụn, cần làm sạch da mặt một lần nữa. Doctor Scar khuyên bạn nên dùng nước tẩy trang chứa Sulfur 5% để khử khuẩn toàn bộ da mặt. Nhằm giúp da bạn kháng khuẩn, kháng viêm, giảm sưng tấy.
Bước 7: Chăm sóc da sau khi thực hiện các bước nặn mụn không để lại sẹo rỗ
Sau khi nặn mụn, lỗ chân lông sẽ bị to. Do đó vi khuẩn và bụi bẩn, tế bào chết, bã nhờn rất dễ xâm nhập trở lại. Để tránh tình trạng này, sau khi nặn bạn nên sử dụng cho da thuốc điều trị mụn chuyên dụng. Ví dụ như các loại Serum đặc trị sẹo rỗ. Hoặc cách đơn giản hơn là chấm nghệ tươi vào các nốt mụn làm giảm tình trạng sưng viêm, lỗ chân lông to hay vết thâm rỗ.
Một số lưu ý để nặn mụn không để lại sẹo rỗ
Bên cạnh tuân thủ đúng cách bước nêu trên, trong quá trình nặn mụn, bạn cũng cần lưu ý những điều sau:
- Đảm bảo nhân mụn đã được lấy sạch sẽ.
- Đảm bảo giữ vệ sinh khi nặn mụn.
- Sau khi nặn, không đưa tay sờ lên nốt mụn
- Dành thời gian 10 tiếng để da nghỉ ngơi trước khi bôi thuốc điều trị
- Không rửa sữa rửa mặt để làm sạch lại da.
Để có làn da khoẻ cần nắm được các bước nặn mụn không để lại sẹo rỗ.
Trên đây là một số lời khuyên của Doctor Scar về cách nặn mụn không để lại sẹo rỗ qua 7 bước đơn giản. Chăm sóc da vốn không đơn giản và việc điều trị da mụn lại càng khó hơn. Đặc biệt đối với những trường hợp mụn nghiêm trọng, bạn có thể đến các trung tâm chăm sóc da hay bệnh viện da liễu để được hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Mọi thắc mắc cần tư vấn, đừng chần chừ liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay nhé!
Tham khảo thêm:
Khám phá quy trình Chemical Peel sáng da - trị thâm - trị mụn tại Doctor Scar
Để được tư vấn trực tiếp hoặc gặp trợ lý Bác sĩ, Quý khách vui lòng gọi Hotline theo số: 097 652 8080 hoặc bấm vào nút ĐĂNG KÝ BÁC SĨ TƯ VẤN.
(*) Hiệu quả điều trị có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, nếu bạn có cơ địa tốt hiệu quả điều trị sẽ đạt cao hơn.