Sẹo lồi ngứa ngáy, đau rát là hiện tượng thường gặp đối với người đang mắc phải. Vậy sẹo lồi bị ngứa và đau có nguy hiểm không? Để giải đáp thắc mắc, mời các bạn cùng theo dõi hết nội dung bài viết sau đây.
Vì sao sẹo lồi gây ngứa và đau?
Những vết sẹo lồi gây ngứa và đau không chỉ gây ảnh hưởng về mặt sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, thẩm mỹ của người bệnh. Để giảm tình trạng ngứa và đau do sẹo lồi gây nên. Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân vì sao sẹo lồi gây ngứa và đau. Từ đó đưa ra các biện pháp điều trị sẹo lồi thích hợp. Có 2 nguyên nhân chính khiến sẹo lồi gây ngứa và đau bao gồm:
Sẹo lồi bị ngứa do dây thần kinh gây ngứa kích hoạt
Thông thường, các biểu hiện thường gặp nhất của sẹo lồi là gây ngứa ngáy, đau và căng tức khi mặc quần áo hoặc va chạm, ma sát với đồ vật khiến cho bạn không thoải mái.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa ngáy và đau là do tác động của dây thần kinh ngứa hoặc các tế bào mô sẹo đang làm lành vết thương. Bình thường, da chứa nhiều dây thần kinh gây cảm giác ngứa, khi vùng hạ bì có sẹo lồi bị kích thích, các dây thần kinh này sẽ hoạt động.
Chưa dừng lại ở đó, những dây thần kinh này sẽ truyền tín hiệu tới cơ quan trung ương, đẩy nhanh quá trình kích thích, khiến da ngứa ngáy và đau rát khó chịu. Ngoài ra khi làn da đang bị thương, cơ thể sẽ sản sinh histamin nhằm bảo vệ cơ thể và chữa lành vết thương. Điều này sẽ lý giải vì sao sẹo lồi được hình thành trong quá trình tái tạo da chữa lành vết thương, làm vùng da non bị căng cứng hoặc co lại dẫn đến tình trạng ngứa ngáy, đau nhức.
Sẹo lồi bị ngứa do các tế bào mô phát triển quá mức
Khi tế bào mô tăng sinh quá mức khiến vết sẹo trở nên bị đau và ngứa ngáy. Bởi thực tế khi quá trình chữa lành vết thương được diễn ra, các mô sẹo lồi sẽ được kích thích phát triển, tạo thành lớp sừng cứng bọc bên ngoài sẹo lồi. Các mô này dễ gây kích ứng khi có sự tiếp xúc, cọ xát với quần áo, trang sức,... gây cảm giác khó chịu. Cụ thể như:
-
Sẹo lồi gây ngứa, nhói nhẹ khi chạm vào.
-
Tình trạng nặng hơn có thể gây căng đau, co rút,...
-
Vùng da bị thương có màu hồng sẫm hoặc nâu đỏ, thâm sạm.
-
Sẹo nổi thành cục trên bề mặt da. Sẹo tiếp tục lớn dần theo thời gian,...
Sẹo lồi ngứa và đau nổi vết đỏ có nguy hiểm không?
Thông thường, các nốt sẹo lồi không gây nguy hiểm đến sức khỏe, tuy nhiên lại ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và tâm lý người bệnh. Đặc biệt là khi bạn bị sẹo ở những vị trí dễ nhìn thấy.
Đối với những người khi bị sẹo lồi sẽ có các biểu hiện như: ngứa ngáy, đau và nổi vết đỏ hoặc co rút vùng da làm ảnh hưởng đến khả năng vận động, sinh hoạt hàng ngày. Nếu không chữa trị sớm sẽ nhanh chóng phát triển và lan rộng ra vùng da xung quanh rất khó điều trị. Vậy nên, bạn nên có kế hoạch điều trị càng sớm càng tốt, nhanh chóng mang lại sự thoải mái và tự tin trong cuộc sống.
Top 6 cách giảm ngứa do sẹo lồi và vết đỏ hiệu quả
Sẹo lồi là tình trạng các mô sẹo phát triển quá mức và nhô lên trên bề mặt da sau những tổn thương đã làm lành. Khi vết sẹo lồi hình thành sẽ gây ngứa ngáy và đau rát khi chạm phải, mang đến cảm giác rất khó chịu. Để khắc phục tình trạng này, bài viết sẽ gợi ý cho các bạn một số cách giảm ngứa hiệu quả:
Chườm đá lạnh để giảm ngứa do sẹo lồi
Chườm đá lạnh là cách thực hiện đơn giản và tiện lợi giúp làm dịu cơn ngứa do sẹo lồi gây ra. Các bác sĩ da liễu cho biết, nên chườm đá lên vùng da sẹo từ 3 – 7 lần/ngày, mỗi lần không quá 20 phút nhằm mang lại hiệu quả nhanh.
Trị ngứa bằng cách dưỡng ẩm cho da
Ngoài việc giúp nuôi dưỡng da thêm tươi trẻ, việc cấp ẩm còn có công dụng giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy do sẹo lồi, giúp da luôn trong trạng thái mềm mịn, căng khỏe và tươi tắn suốt cả ngày. Thay vì những người có làn da khô thường có xu hướng dễ gây kích ứng, ngứa, nổi mẩn đỏ và nguy cơ cao bị nhiễm trùng hơn.
Bạn nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm được chiết xuất từ thiên nhiên, dịu nhẹ 3 – 5 lần mỗi ngày, để nhanh chóng đạt được hiệu quả như mong muốn.
Corticosteroid giúp giảm ngứa do sẹo lồi
Các dòng kem có chứa thành phần corticosteroid sẽ giúp bạn loại bỏ ngay cảm giác ngứa do sẹo lồi. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại kem chứa corticosteroid ở nhiều mức độ khác nhau, từ dạng nhẹ không kê toa như hydrocortisone đến dạng mạnh hơn cần kê toa từ bác sĩ da liễu. Tùy thuộc vào từng tình trạng da và mức độ vết sẹo lồi, bạn cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất.
Tham khảo chi tiết hơn: Top 5 loại kem trị sẹo lồi lâu năm tốt hiện nay
Tránh dùng nước nóng hay xà phòng dễ gây kích ứng
Làn da bị sẹo lồi sẽ rất nhạy cảm, vì thế thay vì tắm trực tiếp với nước nóng, bạn hãy dùng nước ấm. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quên sử dụng những loại xà phòng dịu nhẹ chứa các thành phần tự nhiên, đảm bảo an toàn và lành tính vì một số hóa chất có trong xà phòng có khả năng gây kích ứng, gây hại và làm khô da.
Giảm ngứa với thuốc kháng histamin
Để giảm tình trạng ngứa ngáy do sẹo lồi, bạn có thể lựa chọn nhiều cách khác để đối phó như dùng thuốc kháng histamin dạng uống. Theo các chuyên gia, việc sử dụng thuốc kháng histamin bằng đường uống thường phát huy hiệu quả tốt hơn dạng kem, thuốc bôi da.
Tuy nhiên, ngoài đặc điểm giúp giảm thiểu ngứa ngáy một cách hiệu quả thì một số loại thuốc kháng histamin như: hydroxyzine và diphenhydramine có thể gây các tác dụng phụ như: mệt mỏi, buồn ngủ, uể oải. Vì vậy, bạn nên cẩn trọng về vấn đề này trong quá trình điều trị. Lưu ý, trường hợp phụ nữ đang mang thai hay đang cho con bú, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
Dùng giấm táo trị vết sẹo lồi bị ngứa
Một trong những giải pháp đơn giản, an toàn cho da giúp giảm ngứa khi bị sẹo lồi đó là dùng giấm táo. Giấm táo không chỉ giúp loại bỏ cơn ngứa mà còn làm giảm tình trạng sưng tấy đỏ và thu hẹp kích thước sẹo hiệu quả.
Cách thực hiện:
Thoa giấm táo trực tiếp lên trên vùng da nổi sẹo, kết hợp với massage nhẹ nhàng. Đợi trong khoảng 15-20 phút cho dưỡng chất khô tự nhiên và sau đó lặp lại quá trình này 2-3 lần mỗi ngày để nhận được kết quả tốt nhất.
Những lưu ý sau khi điều trị sẹo lồi
-
Luôn giữ cho da mặt luôn sạch sẽ, cần tránh tiếp xúc với ánh nắng, khói bụi hoặc vi khuẩn bám trên da gây nhiễm khuẩn.
-
Không được dùng tay sờ lên vùng da đang điều trị. Nên che chắn kỹ lưỡng trước khi ra ngoài.
-
Nên tẩy trang thật kỹ sau khi trang điểm nếu không vệ sinh sạch sẽ, phần cặn mỹ phẩm trên da sẽ ăn sâu vào lỗ chân lông gây mụn ẩn, thâm đen, làn da trở nên kém mịn màng.
-
Không ăn rau muống vì loại rau này chứa dưỡng chất gây tăng sinh collagen có thể khiến sẹo lồi lớn hơn.
-
Không hải sản, trứng, vì chúng có thể tăng mức độ ngứa ngáy, khó chịu.
-
Nên bôi kem đã được bác sĩ điều trị chỉ định để đạt hiệu quả trị sẹo cao và đảm bảo an toàn.
-
Các loại rau xanh, củ nghệ, diếp cá,... đều có công dụng tốt với các vết thương đang lên da non, tái tạo các tế bào, giúp kháng sinh tự nhiên chống viêm và kháng khuẩn rất tốt.
Tại TP. HCM, Phòng khám da liễu Doctor Scar chuyên điều trị sẹo rỗ, sẹo lõm đầu tiên và duy nhất, với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa da liễu chuyên môn cao sẽ trực tiếp thăm khám và điều trị cho từng khách hàng từ những phương pháp tân tiến như: RF siêu vi điểm, bắn laser, lăn kim,... mang đến bạn làn da căng bóng, săn chắc, nuôi dưỡng làn da mịn màng và khỏe mạnh.
Để được tư vấn trực tiếp hoặc gặp trợ lý Bác sĩ, Quý khách vui lòng gọi Hotline theo số: 097 652 8080 hoặc bấm vào nút ĐĂNG KÝ BÁC SĨ TƯ VẤN.
Tham khảo thêm:
7 Cách trị sẹo lồi mới hình thành làm phẳng sẹo nhanh chóng
(*) Hiệu quả điều trị có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, nếu bạn có cơ địa tốt hiệu quả điều trị sẽ đạt cao hơn.